Người ta cho rằng người Nhật nói chung và Tokyo nói riêng đã đi trước thế giới hàng nghìn năm. Một trong những niềm tự hào của họ là các đỉnh cao chinh phục mọi tầm nhìn. Tất nhiên, ở Tokyo nếu nói về chiều cao thì không thiếu các công trình nổi tiếng. Nên vẫn có chuyện “dở khóc dở cười” khi khách du lịch nhầm lẫn giữa tháp Tokyo và Tokyo Skytree. Vậy làm sao phân biệt được 2 tòa tháp này và nơi nào mới thực sự dành cho bạn? Cùng Đi Vui tìm hiểu nhé.
Câu chuyện riêng của tháp
Năm 1953, nhu cầu truyền thông đòi hỏi một tháp phát sóng lớn tại khu vực Kanto. Các công ty tư nhân khác bắt đầu hoạt động ồ ạt sau khi NHK xây dựng tháp truyền sóng riêng. Điều này khiến chính phủ Nhật Bản cho rằng quy hoạch thành phố sẽ rải rác tháp phát sóng ở khắp nơi. Vì thế giải pháp tại thời điểm đó là cho xây dựng một tháp phát sóng cho toàn khu vực. Từ đó mà tháp Tokyo ra đời.
Sau này, khi tháp Tokyo không còn thực hiện được nhiệm vụ phát sóng do có nhiều tòa nhà cao tầng nằm xung quanh. Tokyo Skytree được xây dựng với độ cao hoành tráng hơn nhằm thay thế vào nhiệm vụ đó vào năm 2012.
Biểu tượng của thành phố
Không ngoa khi nói rằng sự xuất hiện của một công trình cao tầng là đánh dấu cho sự phát triển của một thành phố. Mỗi tòa tháp được xây dựng đều có cột mốc riêng của mình và quan trọng hơn là luôn được chờ đón từ người dân địa phương.
Nếu bạn là một người hoài cổ, thì tháp Tokyo là nơi dành cho bạn. Bản thân tòa tháp này đã đánh dấu và ở lại mãi với thời gian vào cột mốc năm 1953. Với hình dạng được lấy ý tưởng từ tháp Eiffel, cùng màu đỏ đặc trưng được tu sửa mỗi năm, tháp Tokyo vẫn tỏa sáng và nổi bật giữa thành phố hiện đại nhất nhì thế giới này. Điều khiến tòa tháp này tồn tại ý nghĩa hơn là một tháp phát sóng truyền hình đó là lời tuyên bố Nhật Bản chính thức bước khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế với bạn bè quốc tế.
Tokyo Skytree thì hiện đại hơn một chút để tiếp nối nhiệm vụ chính mà tháp Tokyo để lại. Nếu nói tháp Tokyo đưa bạn về quá khứ những năm 50 tại Nhật Bản thì Tokyo Skytree sẽ là cỗ máy đưa bạn đến tương lai có thật của con người dù rằng nó được xây dựng vào năm 2012. Vận dụng các kĩ thuật xây dựng hiệu quả nhất, đồng thời thiết kế kiến trúc cũng vào dạng hiện đại, không gian đài quan sát bên trong sáng tạo vượt bậc sẽ là những điểm nhấn của tháp giúp bạn trả lời câu hỏi “Có nên chọn tham quan Tokyo Skytree?”
Vì sao nhầm lẫn
Không ít các trường hợp du khách đến thăm Tokyo và do không tìm hiểu rõ ràng dễ nhầm lẫn thông tin về hai tòa tháp. Lý do dẫn đến tình huống “dở khóc dở cười” này trước hết bắt nguồn từ tên gọi hao hao giống của cả hai. Với nhiệm vụ thay thế mục đích của tháp Tokyo, tên gọi của tháp Skytree được thêm cụm từ “Tokyo” vào phía trước cũng không có gì là lạ.
Lý do thứ hai hợp lý nhất là do địa điểm của hai tòa tháp. Khách cách giữa tháp Tokyo và tháp Tokyo Skytree cách nhau chỉ 25 phút di chuyển bằng taxi. Nằm ở khu vực Sumida và Minato gần cạnh nhau trong thành phố Tokyo, nếu bắt nhầm chuyến tàu ngầm hoặc thông báo cho tài xế taxi không rõ ràng, bạn có thể nhầm lẫn giữa hai nơi này.
Chiều cao tầm nhìn của tháp
Điểm chung mà mọi người đều thừa nhận ở hai tòa tháp này là chiều cao về tầm nhìn của người Nhật Bản. Không chỉ đơn thuần là tòa tháp phát sóng mà còn được khai thác vào mục đích du lịch. Vì thế, cả Tokyo và Tokyo Skytree đều lọt top “Những địa điểm chưa checkin tức là bạn chưa từng đến Nhật Bản”
Chiều cao thực tế của tháp Tokyo là 332,9m gồm 2 đài quan sát. Đài quan sát thứ nhất ở mức 150 và đài thứ 2 với diện tích nhỏ hơn ở độ cao 250m so với mặt đất. Chiều cao này cho phép du khách ngắm nhìn toàn bộ thành phố Tokyo ở tỉ lệ phù hợp.
Mặt khác, Tokyo Skytree đem đến cho bạn 2 tầm nhìn hoành tráng hơn với Tembo Deck cao 350m và Tembo Galleria cao 450m. Với độ cao này, các công trình hoành tráng của Tokyo chỉ còn tồn tại dưới dạng các hình khối tỉ lệ xinh xắn. Đặc biệt, với vị trí tọa lạc tại phường Sumida thuộc địa phận dân cư, bạn sẽ thấy được hoạt động của con người với một tầm nhìn hoàn toàn khác.
Có gì bên trong tháp?
Tháp Tokyo mang đến cho bạn một không gian quan sát cơ bản của bất kì đài quan sát nào. Tuy nhiên điều thú vị của tháp Tokyo là bạn được tự do chọn lựa 2 hình thức đến địa điểm quan sát: đi bằng thang máy với 45s hoặc leo thang bộ gồm 600 bậc thang. Nếu bạn có một ngày rảnh rỗi và sẵn sàng thử sức mình với trải nghiệm mới, đừng quên mang theo nước và chinh phục 600 bậc thang của tháp Tokyo nhé.
Ngoài cửa hàng chính thức “The Sky” nằm ở đài quan sát chính, bạn còn có thể tìm thấy “Cafe La Tour” và “Club 333”. Ngoài ra tại tầng hầm của tháp còn đa dạng khu phức hợp, thủy cung và đặc biệt là Tokyo One Piece Tower dành cho bất kì fan nào của bộ manga nổi tiếng này.
Tháp Tokyo Skytree kì diệu và hiện đại hơn với không gian quan sát được bố trí theo hình vòng cung xuyên tâm giúp bạn trải nghiệm quang cảnh độ cao lên dần đến mức 450m. Thoát khỏi tư duy tháp quan sát bình thường, Tokyo Skytree thu hút du khách bởi hình thức tham quan linh hoạt và hấp dẫn hơn.
Tokyo Skytree bao gồm đầy đủ dịch vụ ăn uống du lịch với Sumida Aqurium và hơn 300 cửa hàng và nhà hàng khác nhau.
Giá vé
Tại cả hai nơi, vé vào cửa sẽ chỉ đưa bạn đến với đài quan sát đầu tiên. Muốn được đến với độ cao thứ hai, bạn phải mua vé tham quan với giá khác.
Do cả hai đều là biểu tượng của Tokyo và là địa điểm du lịch chưa bao giờ hết hấp dẫn, nên các công ty du lịch tự túc đã khai thác dịch vụ tại đây. Mua vé tại Đi Vui không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhiều, mà còn kèm với các voucher dịch vụ khác tại tháp.
Hi vọng những phân tích và quan điểm của Đi Vui về hai tòa tháp Tokyo và Tokyo Skytree sẽ giúp ích cho chuyến vi vu đến đất nước mặt trời mọc của các bạn. Tham khảo các sản phẩm khác tại trang web để tự lên kế hoạch cho hành trình của mình ở Tokyo bạn nhé.
Tham khảo Combo Vé Tokyo One Piece Tower + Vé đài quan sát Tokyo Tower Main Observatory
Tham khảo Combo vé Tokyo Skytree + Voucher Cheese Garden Snack