Hầu hết tất cả mọi người ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Và các nhà kinh tế học cho rằng hạnh phúc mới chính là chỉ số tốt nhất để đánh giá sức khỏe xã hội. Bởi một khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng, tiền bạc không còn là tác nhân khiến cũng ta hạnh phúc. Câu hỏi được đặt ra chính là phải phân bố nguồn tiền như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất?

Vì sao chúng ta nên dùng tiền mua trải nghiệm?

Đồi Thiên Phúc Đức Đà Lạt

Trên thực tế, hầu như ai cũng nghĩ rằng việc tiêu tiền cho các vật chất hữu hình sẽ có giá trị tồn tại lâu dài hơn. Ví dụ như những sản phẩm công nghệ sẽ “có giá hơn những trải nghiệm một lần trong đời như đi xem hòa nhạc hay đi nghỉ mát. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây lại cho thấy rằng giả định trên hoàn toàn không đúng.

Tiến sĩ Thomas Gilovich, một giáo sư tâm lý tại Đại học Cornell cho biết: “Một trong những kẻ thù của hạnh phúc là sự thích nghi. Chúng ta mua những thứ khiến mình cảm thấy vui, và thành công với việc đó. Nhưng chỉ được một khoảng thời gian. Các món đồ mới chỉ làm ta hào hứng lúc đầu và dần dà ta thích nghi với chúng.” Vì vậy, thay vì mua một chiếc iPhone hoặc xe BMW mới, Tiến sĩ Gilovich khuyên bạn hãy dùng tiền để “mua” những trải nghiệm như đến buổi triển lãm nghệ thuật, các hoạt động dã ngoại, học một kỹ năng mềm hoặc đi du lịch.

6 bãi biển bí mật phuket

Phát hiện của Tiến sĩ Gilovich là sự đúc kết từ bản thân ông cùng với nhiều người khác dựa vào nghịch lý Easterlin cho rằng tiền bạc chỉ mua được hạnh phúc nhất thời. Vậy sự thích nghi ảnh hưởng thế nào đến hạnh phúc? Thí nghiệm này thử trên nhiều người khi họ vừa mua được món hàng ưng ý, ngưỡng hạnh phúc của họ đều ngang nhau.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, cảm xúc của họ nhạt dần trong khi niềm vui đến từ sự trải nghiệm lại tăng lên. Đó chính là phản biện cho giả định ban đầu về mối tương quan giữa hạnh phúc với vật chất lâu dài và trải nghiệm nhớ đời. Ngày nay, sự hoàn thiện của các món hàng hóa, giúp người dùng dễ dàng sử dụng và thích nghi lại khiến chúng mất dần tính đặc sắc. Vì vậy, trong khi sự hạnh phúc đến từ việc mua sắm ngày càng mất đi nhanh, thì trải nghiệm lại ăn sâu vào từng phần của chúng ta.

đáy biển ao nang

“Trải nghiệm đóng vai trò quan trọng hình thành nên mỗi người chúng ta hơn là những vật chất khác,” Tiến sĩ Gilovich nói, “Bạn có thể rất thích món đồ vừa mua, thậm chí nghĩ rằng đó chính là những vật kết nối với bản sắc của bạn, nhưng dù sao chúng vẫn tách biệt rõ ràng. Ngược lại, trải nghiệm chính là một phần con người bạn. Mỗi cá nhân chúng ta là một tổng hợp hoàn hảo của các trải nghiệm”.

Thậm chí khi những trải nghiệm đó có ảnh hưởng tiêu cực, mỗi khi nhắc lại sẽ là một bài học khiến cuộc sống của ta ngày càng phong phú. Tiến sĩ Gilovich cho rằng những điều không vui hay đáng sợ trong quá khứ lại mang đến tiếng cười sảng khoái trong những buổi tiệc và trở thành kinh nghiệm xương máu làm nên tính cách của bạn.

Một lý do khác chính là việc chia sẻ những trải nghiệm sẽ kết nối con người mạnh mẽ hơn so với việc tiêu dùng. Bạn sẽ dễ dàng gắn kết với một người vừa có chuyến nghỉ mát ở Bogota hơn là một người vừa mới mua chiếc TV 4K.

“Chúng ta học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ người khác, và thời gian sau, chúng sẽ trở thành một phần câu chuyện mà chúng ta Chia sẻ cùng nhau”.

Và thậm chí, nếu một người nào đó không cùng bạn trải nghiệm, bạn vẫn sẽ gắn kết với họ nếu như cả hai đã từng cùng leo những vách núi cheo leo, hoặc dạo bộ trong rừng, hơn là khi cả hai bạn chỉ cùng sở hữu chiếc đồng hồ hàng hiệu.

Bạn cũng sẽ ít so sánh trải nghiệm của mình với người khác hơn là khi sở hữu một món đồ bất kỳ. Một nghiên cứu được tiến hành bởi nhà nghiên cứu Ryan Howell và Graham Hill cho thấy bạn sẽ dễ dàng so sánh tính năng của sản phẩm (như chiếc nhẫn bao nhiêu carat hay bộ CPU chạy có nhanh không?) hơn là trải nghiệm. Bởi vì chúng quá dễ so sánh cơ mà!

“Sự đua đòi dễ xảy ra đối với những món vật chất hơn là trải nghiệm”, tiến sĩ Gilovich nói, “Chắc hẳn chúng ta cũng sẽ hơi phiền lòng nếu như khi đi du lịch lại nhìn thấy người khác ở khách sạn tốt hơn hoặc bay hạng vé cao cấp. Nhưng điều đó không sản sinh quá nhiều sự ghen tị so với khi chúng ta so sánh về vật chất”.

biển phra nang

Nghiên cứu của Gilovich có ý nghĩa quan trọng với những cá nhân muốn tối đa lợi nhuận hạnh phúc khi họ đầu tư tài chính, cho những nhà tuyển dụng muốn có nguồn nhân lực vui vẻ hơn, và các nhà hoạch định chính sách muốn đem lại niềm vui cho công dân của mình.

“Là một xã hội, không phải chúng ta nên tạo điều kiện cho mỗi người dễ dàng để tận hưởng những trải nghiệm hơn hay sao?”, Tiến sĩ Gilovich tự hỏi.

Tiến sĩ Gilovich và đồng tác giả Amit Kumar đã viết trên tạp chí Experimental Social Psychology: “Bằng cách chuyển các khoản đầu tư mà xã hội thực hiện và các chính sách họ theo đuổi, họ có thể điều hướng dân số sang loại hình theo đuổi trải nghiệm và thúc đẩy niềm hạnh phúc lớn hơn”. Nếu xã hội thật sự áp dụng nghiên cứu này, điều đó có nghĩa là sự thay đổi không chỉ ở cách tiêu xài nguồn thu nhập của mỗi cá nhân, mà cũng đặt trọng tâm vào những người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện cho nhân viên có những kì nghỉ thoải mái và buộc các Chính Phủ phải quan tâm cải tạo những không gian giải trí.

Nguồn: divui.com tổng hợp từ fastcoexist.com

5/5 - (2 votes)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.